Saturday, 20/04/2024 - 06:08|
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG MẦM NON TÂN TIẾN; CÁN BỘ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG MẦM NON TÂN TIẾN TÍCH CỰC HƯỞNG ỨNG NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023; NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 60 NĂM BÁC HỒ VỀ THĂM VÀ CHỈ ĐẠO ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ BẮC LẦN THỨ I (17/10/1963 - 17/10/2023)!

Giáo án KPKH "Khám phá xe đạp"

Chủ đề: Giao thông

Lĩnh vực: Khám phá khoa học.

Đề tài: Khám phá xe đạp.

Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới

Thời gian: 20 phút

I.  MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết gọi tên xe đạp. Biết xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ.

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của xe đạp (cấu tạo bề ngoài có tay lái, chuông xe, giỏ xe, yên xe, gác ba ga, bàn đạp, chân chống… tác dụng của từng bộ phận).

- Biết lợi ích của xe đạp dùng để chở người, chở hàng hóa.

- Trẻ biết ngồi ngay ngắn, an toàn khi đi xe đạp cùng người lớn.

- Biết chơi các trò chơi và hứng thú tham gia vào các trò chơi, củng cố ôn luyện một số phương tiện giao thông đường bộ quen thuộc.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ nói rõ ràng mạch lạc và trả lời đầy đủ câu hỏi của cô.

- Phát triển kỹ năng đếm cho trẻ.

- 90 -> 95% trẻ đạt yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động, mạnh dạn tự tin tham gia các trò chơi.

- Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông.

II. CHUẨN BỊ:

1. Địa điểm:

- Lớp 3 - 4 tuổi C2

2. Đồ dùng của cô:

- Giáo án đầy đủ, chi tiết

- Trang phục gọn gàng.

- Sile hình ảnh về các phương tiện giao thông.

- Xe đạp.

- Que chỉ.

- 02 bức tranh có các nơi hoạt động để chơi trò chơi.

- Hộp quà.

3. Đồ dùng của trẻ:

- Trẻ có tâm thế vui vẻ.

- Trang phục gọn gàng  

- 02 đường hẹp để chơi trò chơi.

- Lô tô các phương tiện giao thông.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (01 phút)

- Cô đạp xe vào chở bạn A ngồi sau vào lớp.

- Các con ơi hôm nay nghe tin lớp mình học ngoan cô và bạn A cũng muốn đến học với lớp mình đấy, chúng mình thấy vui không?

- Các con thấy cô đi đến đây bằng xe gì?

- Ai có nhận xét gì về chiếc xe đạp của cô?

- Hôm nay cô cùng chúng mình khám phá chiếc xe đạp này nhé. (Cho trẻ về chỗ ngồi)

2.  Hoạt động 2: Bài mới (18 phút)

* Khám phá xe đạp

- Cô cho trẻ quan sát chiếc xe đạp.

- Các con đang quan sát PTGT gì nhỉ?

- Bạn nào có nhận xét gì về chiếc xe đạp của cô?

- Xe đạp là PTGT đường gì?

- Xe đạp dùng để làm gì các con?

- Xe đạp có rất nhiều tác dụng như chở người và chở hàng hóa. Bây giờ cô cùng các con khám phá từng bộ phận của chiếc xe đạp nhé.

- Các con quan sát xem xe đạp có những bộ phận nào?

- Tay cô đang đặt vào cái gì đây?

- Cô giới thiệu tay lái cho trẻ gọi tên

- Tay lái có tác dụng gì? (Cô làm động tác lái sang trái, lái sang phải).

- Cô kéo chuông và hỏi trẻ: Tiếng gì kêu vậy các con?

- Chuông xe ở đâu? Bạn nào lên chỉ giúp cô nào?

- Đây là chuông xe (cô bấm chuông cho trẻ nghe và bắt chước tiếng chuông xe).

- Các con ạ, khi đi xe đạp tham gia giao thông trên đường gặp người hoặc vật nuôi thì người điều khiển xe bấm chuông để mọi người tránh vào lề đường nhường đường cho xe đi an toàn đấy.

- Đến học với lớp mình cô có hộp quà để tặng lớp mình đấy. Hộp quà cô để ở đâu nhỉ?

- Đúng rồi đây là giỏ xe.

=> Cô khái quát: À, giỏ xe có thể chở hộp, chở hàng hóa nhẹ đấy các con ạ.

- Vừa rồi cô đi xe đạp cô ngồi ở đâu nhỉ?

- Yên xe đâu? Ai lên chỉ giúp cô nào?

- Đây chính là yên xe.

- Yên xe có tác dụng gì?

=> Yên xe dùng để cho người ngồi điều khiển xe đấy.

- Còn bạn A ngồi ở đâu?

- Đây chính là gác ba ga.

- Cô mời cả lớp, sau đó 1 -> 2 trẻ nhắc lại.

- Ngoài tay lái, yên xe, gác ba ga, giỏ xe các con còn biết xe có bộ phận nào nữa không?

- Cô chỉ vào bàn đạp và hỏi trẻ xe còn có bộ phận nào nữa đây?

- Đây chính là bàn đạp của xe đấy các con ạ.

- Khi cô dùng chân đạp vào bàn đạp, chúng mình thấy bộ phận nào của xe đang quay?

- À, đạp vào bàn đạp sẽ làm quay bánh xe đấy.

- Bánh xe có dạng hình gì? Cho trẻ đếm số bánh.

=> Giáo dục: Các con ạ, khi xe đạp đi, bánh xe sẽ quay rất nhanh nên khi ngồi trên xe các con nhớ phải ngồi ngay ngắn, không cho chân vào bánh xe rất nguy hiểm và ngồi phải vòng tay ôm vào người lớn để khỏi ngã nhé.

- Cô chỉ vào chân chống và hỏi trẻ xe cô đứng được nhờ bộ phận nào?

=> Cô khái quát: Xe đạp là PTGT đường bộ, có tay lái, chuông, giỏ xe, yên xe, gác ba ga, bàn đạp, bánh xe, chân chống. Ngoài ra xe đạp còn có khung xe, xích, phanh... Muốn xe chạy được phải dùng sức người để đạp, xe đạp có tác dụng để chở người và hàng hóa.

* Mở rộng: Ngoài xe đạp ra các con còn biết phương tiện nào cũng tham gia trên đường bộ nữa không? (Cô mở hình ảnh 1 số PTGT ra cho trẻ quan sát và gọi tên)

* Luyện tập:

+ Trò chơi 1: “Tìm bộ phận còn thiếu cho xe đạp”

- Cách chơi: Trên màn hình của cô có hình ảnh những chiếc xe đạp. Tuy nhiên các xe đạp của cô còn thiếu 1 bộ phận. Các con hãy quan sát thật kỹ và nói tên bộ phận còn thiếu nhé.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

+ Trò chơi 2: “Tìm nơi hoạt động cho xe đạp”

- Cách chơi: Trên bảng của cô có bức tranh vẽ nơi hoạt động của các PTGT. Trong rổ cô có chuẩn bị hình ảnh của rất nhiều PTGT. Nhiệm vụ của 2 đội hãy đi trong đường hẹp lên tìm xe đạp và gắn vào nơi hoạt động của chúng.

- Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được lấy và gắn 1 xe đạp. Khi bạn đội mình về chỗ thì bạn khác mới được đi lên.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô mời 2 đội lên chơi.

* Củng cố: Hôm nay cô và các con vừa khám phá xe gì?

- Cô nhận xét, tuyên dương, động viên trẻ.

3. Hoạt động 3: Kết thúc (01 phút)

- Cô thưởng cho cả lớp 1 chuyến dã ngoại. Trẻ hát “Đi xe đạp” ra ngoài./.

 

- Trẻ chú ý lên cô.

 

- Có ạ!

 

 

 

- Xe đạp ạ!

- Đẹp ạ!

- Vâng ạ!

 

 

 

- Trẻ quan sát xe đạp.

- Xe đạp ạ!

- Xe đạp mầu hồng, …

 

 

- Đường bộ ạ.

- Chở người, chở hàng hóa

- Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

- Tay lái.

 

 

- Tay lái để lái và điều khiển xe đi trên đường.

- Chuông xe.

 

- 01 bạn lên chỉ vào chuông xe.

- Trẻ lắng nghe và bắt chước kêu kính coong, kính coong.

- Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

- Giỏ xe.

 

 

 

- Trẻ lắng nghe.

 

- Yên xe.

- Đây, 1 bạn lên chỉ và gọi tên yên xe.

- Trẻ lắng nghe.

- Để cho người lái xe ngồi ạ!

- Trẻ lắng nghe.

 

- Trẻ chỉ gác ba ga.

- Trẻ lắng nghe.

- Cả lớp đọc to “Gác ba ga”.

 

- Bánh xe, bàn đạp,...

 

- Bàn đạp.

 

- Trẻ lắng nghe.

 

- Bánh xe.

 

- Trẻ lắng nghe.

 

- Hình tròn, trẻ đếm 1, 2.

 

- Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

- Chân chống.

 

- Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- Ô tô, xe máy...

 

- Trẻ quan sát.

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

- Trẻ hứng thú tham gia chơi.

 

 

- Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 đội lên chơi.

 

- Xe đạp ạ!

 

- Trẻ vỗ tay

 

- Cả lớp hát và ra ngoài dạo chơi.

 

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI SOẠN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

Lượt xem: 6.396
Tác giả: Trường Mầm non Tân Tiến
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 695
Hôm qua : 2.804
Tháng 04 : 26.440
Tháng trước : 105.052
Năm 2024 : 358.315